1. Tìm hiểu về kiểm toán năng lượng

Dưới đây là một số thông tin về kiểm toán năng lượng mà bạn cần biết

1.1 Kiểm toán năng lượng là gì?

Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện để hoàn thành chương trình kiểm soát năng lượng.

Đây là hoạt động kiểm tra, khảo sát và phân tích các dòng năng lượng để bảo tồn năng lượng trong một quá trình, hệ thống hoặc cả một tòa nhà, một hệ thống hoặc quá trình. Mục đích để giảm số lượng đầu vào năng lượng vào hệ thống mà không ảnh hưởng đến đầu ra.

Tham khảo: ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG

1.2 Những doanh nghiệp nào cần thực hiện?

Những đơn vị bắt buộc phải thực hiện kiểm toán năng lượng đều thuộc nhóm sử dụng năng lượng trọng điểm theo Nghị định 21/2011/NĐ-CP, bao gồm:

  • Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên.
  • Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên.
Doanh nghiệp thuộc nhóm sử dụng năng lượng trọng điểm theo  Nghị định 21/2011/NĐ-CP phải thực hiện kiểm toán năng lượng

Xem thêm: Tài chính xanh là gì? Thực trạng về đầu tư xanh tại Việt Nam và thế giới

1.3. Các quy định về kiểm toán năng lượng

Một số văn bản pháp luật quy định về kiểm toán năng lượng doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Luật số 50/2010/QH12: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
  • Nghị định 21/2011/NĐ-CP: Quy định về biện pháp thi hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
  • Nghị định 73/2011/NĐ/CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
  • Thông tư 09/2012/TT-BCT: Quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện các kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
  • Thông tư 19/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát.
  • Thông tư 20/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp thép.
  • Thông tư 38/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp nhựa.
  • Thông tư 25/2020/TT-BCT: Quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng

Xem thêm: Tín chỉ carbon là gì? Thị trường mua bán tín chỉ carbon hiện nay

2. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng?

Lợi ích kiểm toán năng lượng mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn, có thể kể đến như:

  • Là bước đi đầu tiên và quan trọng giúp doanh nghiệp triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng  một cách khoa học, hiệu quả.
  • Giảm bớt ô nhiễm, phát thải, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiền đề cho các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo quy định pháp luật.
  • Giảm chi phí sản phẩm, chi phí năng lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Giảm ô nhiễm và tăng tính cạnh tranh trên thị trường là những lợi ích khi thực hiện kiểm toán năng lượn